Top 10 dự án hạ tầng giao thông thúc đẩy bất động sản khu Nam Sài Gòn

Khu Nam Sài Gòn đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM với rất nhiều dự án cao cấp được tung ra. Hạ tầng là yếu tố then chốt – xung lực thúc đẩy cho tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nói chung và bất động sản nói riêng. Hạ tầng Nam Sài Gòn với nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ. Trong năm 2020 – 2021, TP HCM đang xây dựng đề án phát triển hạ tầng, tạo cú hích cho khu Nam trong tương lai gần. Cùng Phước Sửu tìm hiểu rõ hơn về top 10 dự án giao thông thúc đẩy bất động sản khu Nam Sài Gòn bứt phá.

 

Hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” đã được đưa phê duyệt phát triển tại khu Nam. Cụ thể như:

Chính thức khởi công hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) giai đoạn 1.

Dự án cầu Thủ Thiêm 3 (nối từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 qua quận 4).

Cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối giữa quận 2 qua quận 7 – cầu Phú Mỹ) với quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành: Đoạn từ Bến Lức – Hiệp Phước hoàn thành trong năm 2019, đoạn từ Hiệp Phước – Long Thành trong năm 2021,…

Cầu Nguyễn Khoái với vốn đầu tư 1.250 tỉ đồng, nối quận 7 với quận 4 .

Mở rộng đường Nguyễn Tất Thành – quận 4.

Dự án đường trục Bắc – Nam với tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỉ đồng. Kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè.

Mở rộng các tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ.

Xây mới 4 cầu: Rạch Đĩa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi,…

Top 10 dự án giao thông thúc đẩy bất động sản khu Nam Sài Gòn bứt phá

Dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7

Dự án mở rộng đưỡng Nguyễn Hữu Thọ quận 7 có vốn đầu tư 8,479 tỷ đồng. Được quy hoạch mở rộng lên 6 làn xe. Đoạn mở rộng có chiều dài 7.5km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao thông cầu Bà Chiêm, nối vào khu công nghiệp Hiệp Phước.

 

Dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7

Dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7

Nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Dự án cầu vượt – hầm chui tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đã được khởi công vào tháng 4/2020. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại khu vực này. Giúp cải thiện giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cụm cảng Hiệp Phước.

Nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ

Dự án được chia thành 2 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1 – xây dựng hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh với vốn 830 tỷ đồng, 3 làn xe, tốc độ 60km/h, đã được khởi công vào tháng 4/2020, dự kiến cuối năm 2021 hoàn thành.

Giai đoạn 2 – xây 2 cầu vượt, 2 hầm chui sẽ được tiền hành sau khi giai đoạn 1 hoàn thành nhằm giảm kẹt xe, đảm bảo giao thông. Dự kiến sẽ hoàn thiện giai đoạn 2 vào tháng 6/2022. Tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 830 tỷ đồng.

Cầu Thủ Thiêm 3

Cầu Thủ Thiêm 3 có chiều dài khoảng 2.160m, chiều cao 10m, gồm 6 làn xe với điểm đầu là Đường Tôn Đản (Quận 4) và điểm cuối ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2). Điểm đầu nằm ở Số vốn đầu tư khoảng 3,100 tỷ đồng. Cầu Thủ Thiêm 3 giúp tăng khả năng liên kết vùng thêm phần mạnh mẽ, thúc đẩy khu Nam và khu Đông phát triển.

 

Cầu Thủ Thiêm 3

Cầu Thủ Thiêm 3

Cầu Thủ Thiêm 4

Hiện tại, việc kết nối khu Nam với trung tâm thành phố cũng như khu đông đã trở nên rất dễ dàng. Và trong thời gian tới, khoảng cách di chuyển giữa khu Nam sang khu Đông còn được rút ngắn hơn nữa sau khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành.

 

Cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4 nối Quận 7 (hay toàn khu vực Nam Sài Gòn) với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến có độ dài khoảng 2.2km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7, tĩnh không thông thuyền 80*10m, vận tốc thiết kế 60km/h.với tổng vốn đầu tư 5,200 tỷ đồng.

Khi hoàn thành sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, thúc đẩy sự phát triển của cả Thủ Thiêm, Quận 7 và Nam Sài Gòn.
Với quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt. UBND thành phố sẽ đầu tư xây dựng cầu thủ thiêm 4 trong thời gian tới.

Vị trí của dự án cầu Thủ Thiêm 4 cách cầu Thủ Thiêm 3 khoảng 1km theo hướng về phía hạ lưu. Điểm giao cắt với cảng Tân Thuận thuộc bến cảng Sài Gòn.Đây được coi là dự án trọng điểm mà thành phố giành sự quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Giúp kết nối KĐT mới Nam Sài Gòn và KĐT mới Thủ Thiêm với mục đích hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại.

Cầu Phước Khánh

Cầu Phước Khánh nằm trong dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Cầu này bắc qua sông Lòng Tàu, kết nối Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Huyện Cần Giờ (TPHCM). Đây là cầu dây văng đường bộ cao nhất Việt Nam, với trụ chính cao 135m. Cầu Phước Khánh có 4 làn xe, vận tốc cao nhất 100km/h.

Tổng phí xây dựng lên đến Cầu Phước Khánh. Gói thầu J3 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do nhà thầu Cienco 4 (Nhật Bản) thi công và tiến độ đang được đẩy nhanh.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đoạn qua Nhà Bè).

Cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57.7km, với tổng vốn giai đoạn 1 là 31,320 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào 19/7/2014. Cao tốc đi qua 3 tỉnh, thành phố Tỉnh Long An, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

 

Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đoạn qua Nhà Bè).

Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đoạn qua Nhà Bè).

Một khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cao tốc Bến Lức – Long Thành thu hút đầu tư và du lịch của các tỉnh/thành mà dự án đi qua. Khu Nam Sài Gòn hưởng lợi lớn nhất từ dự án này.

Vành Đai 3

Vành Đai 3 có chiều dài 89.3km, quy mô 4 – 8 làn xe, tổng vốn 55,805 tỷ đồng. Đoạn số 4 của dự án Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28.9 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Khi hoàn thành, đường này giúp rút ngắn giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc chuyển từ khu Nam Sài Gòn đến Bình Dương, Đồng Nai sẽ thuận lợi hơn.

 

Vành Đai 4

Vành Đai 3

Vành Đai 4

Vành Đai 4 có chiều dài khoảng 197.6km, quy mô 6 – 8 làn xe, với tổng vốn đầu tư là 98,537 tỷ đồng được quy hoạch để làm lực đẩy cho khu vực vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

 

Vành Đai 4

Vành Đai 4

Theo quy hoạch, dọc theo Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Tạo có tuyến Metro số 4 – kết nối Quận 12 đến Bến Thành, Quận 1 với nhà ga cuối nằm tại khu đô thị cảng Hiệp Phước. Khi metro hoạt động, giao thông trở nên thông suốt từ Nam Sài Gòn đến các khu vực khác của thành phố.

Tuyến Metro số 4

Tuyến tàu điện ngầm số 4 đi ngang qua Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trung – Bến Thành – Nguyễn Thái Học – Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước. Tuyến số 4 đi qua các Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 1, Quận 4, Quận 7 và huyện Nhà Bè. Tổng chiều dài của tuyến này khoảng 36.2km (19.9km đi trên cao và 16.3km đi ngầm).

 

Tuyến Metro số 4

Tuyến Metro số 4

Cầu Nguyễn Khoái

Cầu Nguyễn Khoái sẽ là một trong những công trình giao thông trọng điểm, nâng tầm giá trị của khu Đông Sài Gòn. Cụ thể, công trình sẽ góp phần giải tỏa sức ép giao thông trên cầu Kênh Tẻ, đường Khánh Hội và Nguyễn Hữu Thọ. Cầu Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ, nối tiếp đường Nguyễn Khoái hiện hữu, kết nối khu dân cư Him Lam (quận 7), và đường Bến Vân Đồn (quận 4).

Cầu Nguyễn Khoái

Cầu Nguyễn Khoái

Dự án có chiều dài 1,000m, phần cầu dài 346m, rộng 22.5m. Vào ngày 17/6/2016, UBND Quận 4 đã làm việc với Khu quản lý đô thị giao thông số 4 – Sở giao thông vận tải TP.HCM đưa ra 2 phương án.

Tuy nhiên, sau đó Ban quản lý xây dựng đã xem xét thay đổi phương án. Trong phương án mới, cầu sẽ nối quận 7 và quận 1 từ trên cao, có đường nhánh dẫn xuống quận 4. Kinh phí nếu chọn phương án này sẽ tăng lên là 1,000 tỷ đồng.

Cầu Rạch Đĩa

Cầu Rạch Đĩa tọa lạc trên đường Lê Văn Lương là một trong những tuyến đường trục chính của quận 7 và huyện Nhà Bè. Tuy nhiên, cầu sắt hiện tại chỉ rộng khoảng 3.3m và có trọng tải dưới 5 tấn, không đáp ứng được lượng xe cộ lưu thông hằng ngày.

 

Cầu Rạch Đĩa

Cầu Rạch Đĩa

Cầu Rạch Đĩa mới dự kiến có kinh phí 470 tỷ đồng, phần cầu chính dài 329m, rộng 10.5m, đường dẫn hai đầu cầu dài 196m, cầu đạt tải trọng 30 tấn. Cầu mới có khoang thông thuyền rộng 33m, cao 5m bảo đảm cho các loại tàu, thuyền lưu thông.

Việc xây dựng một cây cầu mới sẽ giúp tăng năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy nối kết cụm cảng Hiệp Phước với những tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cầu Bình Khánh

Dự án cầu Bình Khánh, được kì vọng thay thế cho phà Bình Khánh, nối Nhà Bè với Cần Giờ, rút ngắn thời gian di chuyển cũng như làm cho việc lưu thông được thuận tiện hơn, từ đó thúc đẩy phát triển khu vực Nam Sài Gòn.

 

Cầu Bình Khánh

Cầu Bình Khánh

Cầu được tài trợ 3,000 tỷ đồng do Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) đầu tư. Đây là cầu dây văng dài 2,764m, có 4 làn xe, với chiều cao trụ cầu cao 155m, tĩnh không lưu thông thuyền 55m với tốc độ cao nhất 100km/h.

Bất động sản khu Nam hưởng lợi từ hạ tầng

Nhờ rất nhiều lợi thế, nên khu Nam luôn là địa điểm được các chủ đầu tư chọn lựa để thực hiện dự án của mình. Cũng như là khách hàng chọn lựa để làm nơi an cư. Rất nhiều những ông lớn của BĐS Việt và cả nước ngoài đã mạnh tay rót vốn vào thị trường đầy tiềm năng này. Để tạo ra những dự án vô cùng tuyệt vời từ lối kiến trúc cho đến trải nghiệm thực tế các tiện ích.

Hiện tại, các dự án HOT ở khu Nam Sài Gòn gồm có:

Zeitgeist GS Metrocity Nhà Bè

Celesta Rise Nhà Bè

Celesta Heights Nhà Bè.

Hiệp Phước Habour View

Zeit Edu County

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan